Hẳn như ai đã xem Tom và Jerry đều có những phút giây thư giãn thoải mái, từ người lớn tới trẻ nhỏ nhưng ít ai để ý rằng ngoài 2 nhân vật chính là Tom và Jerry ra thì còn có một nhân vật ít ai có cơ hội nhìn thấy mặt mặc dù nhân vật này xuất hiện trong phim không ít. Nhân vật đó là Mammy Two Shoes.
{VnTim™} Tom and Jerry có rất nhiều nhà sản xuất, và mỗi người lại có 1 phong cách thể hiển riêng cho bộ phim.
Đây là Tom & Jerry của William Hanna và Joseph Barbera, mang nặng tính phản tự cao chủng tộc của dân da trắng Mỹ thời bấy giờ (những năm 1940-1950) nên rất nhiều hình ảnh có tính ẩn dụ về da đen và da trắng. Tom là hiện thận của giới tài chủ da trắng, nên mang 1 cái tên rất mĩ miều Thomas "Tom" the Cat, Jerry là hiện thân của giới da đen lao động với cái tên xoàng xĩnh và màu da nâu đặc trưng, và thể hiện rõ nhất là gan bàn tay của nó (màu gan bàn tay nhạt hơn màu mu bàn tay, điển hình của dân da đen). Chủ của Tom là da đen, thể hiện mong ước được làm chủ giới tài chủ da trắng của dân da đen, nên chuyện k show mặt là đương nhiên, tránh gây phản ứng của giới da trắng, vốn nắm trong tay quyền lực ở Mỹ. Thêm nữa, nó còn thể hiện khái niệm "không bao giờ thấy mặt chủ" (vì chủ ở quá xa) giống như những công nhân da đen chẳng bao giờ được thấy mặt giám đốc của mình. Đấy là lí do vì sao phần lớn thời gian, Jerry thắng Tom. Có thể nói thời gian này, Tom & Jerry là 1 dạng phim nghịch đảo so với những gì diễn ra trong đời thực (da trắng đàn áp da đen).
Về sau này (khoảng cuối 1950 đến nay) Tom & Jerry được chuyển nhượng cho nhiều hãng phim/nhà sản xuất khác, nên nét vẽ và nội dung cũng thay đổi. Có thể để ý thấy bà chủ chạy về (lộ mặt) là của sau này, nét vẽ khác hẳn với bà chủ không lộ mặt của trước đây.
Trên đây chỉ là phát hiện riêng của VnTim™, các bạn còn phát hiện đc điều gì khác nữa hãy chia sẻ nhé.
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử: Bình thơ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(1) Chân dung Hàn Mặc Tử - Tạ Ty
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
Đây là câu thơ đầu tiên trong bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940) sáng tác vào khoảng năm 1938. Câu thơ là câu hỏi mang đầy tính chất mời gọi, gợi trí tò mò. Tò mò chứ, không tò mò sao được, không biết thôn Vĩ có gì mà họ mời ta về chơi. Đọc đến đây độc giả muốn khám phá thôn Vĩ, xem ở đó có gì hay mà ngay đầu bài thơ tác giả đặt một câu hỏi rất tình tứ như vậy, câu hỏi đó buộc độc giả đọc tiếp những câu sau để tự khám phá và cảm nhận thôn Vĩ, đồng thời cũng khám phá và cảm nhận một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại[*](Nói nhỏ, "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ mình thích nhất, và nó một trong ít bài thơ mà mình thuộc và dưới đây là một bài bình rất hay về bài thơ - các bạn đọc và cho ý kiến nhé)
Đọc thêm »
Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012
Download Ebook Audiobook 50 điều trường học không dạy bạn Mediafire
Giới thiệu về nội dung "50 điều trường học không dạy bạn"
Đứa trẻ nào cũng được dạy ở trường rằng, một đứa trẻ ngoan phải biết yêu thương mọi người; kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo; hoà nhã, thân ái với bạn bè, v.v… Một học sinh giỏi phải biết giải các bài toán khó, biết làm những bài văn hay, phải thuộc bài, v.v… Nhưng không có trường lóp nào nói với chúng là “các em không hoàn hảo nhưng cũng không cần phải tỏ ra là người hoàn hảo”; chẳng có bài học nào rèn luyện cho chúng bản lĩnh để đối mặt với những bất công trong cuộc sống; cũng không có trang sách nào dạy chúng biết rằng “một lần bị bẽ mặt, các em sẽ trưởng thành hơn”… Vậy bọn trẻ phải học những điều đó từ đâu?
Đọc thêm »
Đứa trẻ nào cũng được dạy ở trường rằng, một đứa trẻ ngoan phải biết yêu thương mọi người; kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo; hoà nhã, thân ái với bạn bè, v.v… Một học sinh giỏi phải biết giải các bài toán khó, biết làm những bài văn hay, phải thuộc bài, v.v… Nhưng không có trường lóp nào nói với chúng là “các em không hoàn hảo nhưng cũng không cần phải tỏ ra là người hoàn hảo”; chẳng có bài học nào rèn luyện cho chúng bản lĩnh để đối mặt với những bất công trong cuộc sống; cũng không có trang sách nào dạy chúng biết rằng “một lần bị bẽ mặt, các em sẽ trưởng thành hơn”… Vậy bọn trẻ phải học những điều đó từ đâu?
Đọc thêm »
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)